Hiện nay, tổ chức sự kiện là một mảnh ghép không thể thiếu trong hoạt động truyền thông của các cá nhân, tổ chức. Với một người mới bắt đầu trong lĩnh vực quay phim sự kiện thì chắc chắn không khỏi bỡ ngỡ trong vấn đề này. Để có những khung hình đẹp, bạn hãy bắt đầu từ các cách quay phim sự kiện cơ bản sau đây nhé!
Các khung hình cơ bản khi quay phim sự kiện
Xác định khung hình là một kỹ thuật quay phim sự kiện cần thiết đối với những người mới. Mỗi loại khung hình sẽ phù hợp với từng cảnh và ý định của người quay. Do vậy, bạn cần sử dụng thành thạo các loại khung hình để kết hợp thành một clip hoàn chỉnh.
Một số loại khung hình cơ bản thường dùng là: viễn cảnh, toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả. Cụ thể như sau:
Viễn cảnh
Bối cảnh rộng, người xuất hiện trong khung hình chỉ là một chủ thể nhỏ và không nhìn thấy được. Bạn có thể sử dụng viễn cảnh khi bắt đầu một sự kiện và quay lại toàn cảnh nơi diễn ra sự kiện.
Tuy nhiên, viễn cảnh không nhất thiết chỉ có mặt ở đầu bộ phim. Tùy vào tính chất của sự kiện mà bạn có thể thêm vào ở bất cứ đâu cho hợp lý.
Toàn cảnh
Toàn cảnh giúp bạn lấy được toàn bộ khung cảnh, cơ thể và chuyển động của một người hay một vật thể. Cách quay toàn cảnh gần hơn so với viễn cảnh.
Trung cảnh
Trong trung cảnh thì lại có trung cảnh rộng và trung cảnh hẹp. Nếu trung cảnh rộng khung hình có người thì hãy lấy quá nửa đầu gối còn trung cảnh hẹp thì người lấy bán thân.
Khi quay trung cảnh, mọi chi tiết không bé nhỏ như khi quay viễn cảnh hay toàn cảnh. Nhưng cũng không quá tập trung vào một chi tiết nào đó. Đây là cảnh quay phổ biến được sử dụng nhiều nhất khi quay phim sự kiện.
Cận cảnh
Bạn sử dụng quay cận cảnh khi muốn thấy rõ khuôn mặt của một người hay vật nào đó. Cận cảnh rộng thường lấy từ ngực còn cận cảnh hẹp thì lấy từ cổ của một người.
Quay cận cảnh thường thường được áp dụng khi quay phỏng vấn một người tham gia sau khi sự kiện đã kết thúc.
Đặc tả
Là quay chi tiết về người hoặc một vật nào đó. Gần giống với cận cảnh nhưng khung hình gần hơn nữa. Chú ý chi tiết vào một chi tiết nhất định như mắt, miệng,… nhằm miêu tả kĩ về đối tượng đó.
Các góc quay khi quay phim sự kiện
Góc quay ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hình ảnh và sản phẩm clip của bạn. Vậy nên một trong những kỹ thuật quay phim sự kiện bạn cần nắm rõ là sử dụng thành thạo góc quay.
Có 3 góc quay cơ bản là: góc ngang, góc thấp và góc cao.
Góc ngang
Góc ngang thường là góc xuất hiện nhiều nhất trong một thước phim. Bởi góc ngang lột tả được sự chân thật, quay lại tổng quan các hoạt động diễn ra của sự kiện.
Tuy nhiên, nhược điểm dễ thấy của góc này là không tạo được sự kịch tích cho đoạn phim. Nếu nắm chắc kỹ thuật quay phim sự kiện thì bạn không thể cả một đoạn phim chỉ sử dụng mỗi góc quay ngang được.
Có thể nói rằng góc ngang cũng là góc dễ quay nhất dành cho những camera-man mới vào nghề. Để quay được một cảnh với góc ngang thì chỉ cần để tầm máy ngang tầm mắt là được.
Góc thấp
Góc thấp là một trong số góc các góc quay được sử dụng để quay các cảnh gần, cận cảnh cho một chủ thể nhất định nào đó. Hay quay cảnh nhóm, nhằm tạo được sự kết nối đặc biệt giữa khán giả với tình huống nào đó đang diễn ra trong sự kiện.
Góc thấp có thể tạo ra sự chú ý đặc biệt cho người xem về một cảnh/ nhân vật nào đó mà thước phim sự kiện cần tập trung truyền tải. Góc thấp được xem là kỹ thuật quay phim sự kiện được sử dụng nhiều bởi nó dễ dàng đưa tới cảm xúc cho người xem, khiến người xem nhớ về sự kiện lâu hơn.
Đặc biệt, với những hình ảnh quan trọng trong sự kiện. Người ta sẽ ưu tiên dùng góc thấp, ví dụ trong những cảnh trao nhẫn cưới, phát biểu, cắt băng khánh thành, vv…
Góc cao
Tất nhiên là có góc ngang, góc thấp thì cũng cần phải có góc cao. Góc cao được đánh giá là một góc khó quay nhất trong 3 góc cơ bản. Một là người quay phim phải đứng ở vị trí cao hơn trong sự kiện, hai là cần phải có thêm thiết bị bổ trợ.
Góc cao cho phép đưa toàn cảnh sự kiện. Giúp người xem có một cái nhìn bao quát, tổng thể hơn, tập trung sự chú ý cao độ cho người xem. Góc quay cao chính là điểm nhấn cho những thước phim hay, đặc sắc và ấn tượng.
Bạn cần đặc biệt chú ý đến cách quay phim sự kiện với góc cao để tạo được sự thu hút cho đoạn phim. Một thiết bị mà có thể thực hiện được những cảnh quay cao ấn tượng được sử dụng rộng rãi gần đây chính là flycam. Flycam có thể giúp thước phim của bạn trở nên ấn tượng và vô cùng chuyên nghiệp.
Trên đây là những hướng dẫn cơ bản về một số kỹ thuật quay phim sự kiện. Chúc bạn có thể áp dụng và thực hiện thành công!
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về quay phim sự kiện, đừng ngần ngại liên hệ với Zproducer để được giải đáp tường tận nhất nhé!